Gầy như que củi vẫn mắc bệnh của người giàu
Nhậu nhiều bị gút, biến chứng khủng khiếp
10 bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bệnh gút
Rau cần:
Rau cần trồng dưới nước là loại rau tính mát, vị ngọt. Bạn đừng lầm tưởng rằng cần nước và cần cạn giống nhau nhé, bởi vì cần cạn sẽ đắng hơn cần nước một chút đó, chỉ có công dụng của chúng là gần giống nhau thôi, cần nước trong Đông Y có công dụng là thanh nhiệt lợi thủy.
+ Cần trồng trên cạn cũng có tính mát, nhưng vị lại hơi đắng ngọt, có công dụng chính là thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp.
+ Thực ra bạn có có thể dùng đồng thời cả hai loại, bởi vì nó đặc biệt tốt trong giai đoạn mà bạn đang chữa bệnh gút cấp tính.
+ Rau cần như đã nói là loại rau rất dồi dào các sinh tố, khoáng chất và nó hầu như không chứa nhân purin. Vì vậy mà bạn có thể dùng nó mà không cần phải lăn tăn gì cả, cần có thể ăn sống hoặc ép lấy nước uống hay nấu canh ăn hằng ngày tùy vào mục đích sử dụng của người dùng.
Súp lơ:
+ Là một trong những loại rau nằm trong top những thực phẩm giàu vitamin C và hơn hết là nó chứa ít nhân purin.
+ Theo dinh dưỡng thì súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện, cho nên đây nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.
Dưa chuột:
+ Là loại rau rất kiềm tính, giàu vitamin C, đặc biệt rất dồi dào các muối kali và rất nhiều nước.
+ Muối kali trong y học được biết đến là chất có tác dụng lợi niệu vậy nên những người bị gút rất cần ăn nhiều dưa chuột. Bởi công dụng của nó là thanh nhiệt lợi thủy, sinh tân chỉ khát và quan trọng nhất chính là giải độc nên khả năng của nó là tích cực bài tiết acid uric thông qua đường tiết niệu.
Cải xanh:
+ Đây cũng là loại rau kiềm tính cho nên ai cũng có thể ăn được, và hầu như không chứa nhân purin.
+ Người bệnh nên thêm cải xanh vào danh sách ăn uống hằng ngày của mình vì nó có tác dụng giải nhiệt trừ phiền và thông lợi tràng vị, rất thích hợp với người bị bệnh gút.
Cà:
+ Cà được dân gian sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam chữa bệnh, bởi vì nó có tác dụng là hoạt huyết tiêu thũng và khứ phong thông lạc, tuy nhiên đồng thời nó cũng thanh nhiệt chỉ thống.
+ Thêm nữa đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và không chứa nhân purin.
+ Theo các nghiên cứu hiện đại thì cà nói chung rất lợi niệu.
Cải bắp:
Cải bắp theo những gì chép trong y học là rau có công dụng bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ và ảnh hưởng tốt đến hệ bài tiết, cho nên cũng rất có ích cho khớp nhờ cơ chế thông kinh hoạt lạc, vì vậy rất tốt cho người có acid mức uric trong máu cao.
Củ cải:
+ Là rau có công dụng chính là lợi quan tiết và hành phong khí, giải độc, trừ phong thấp, hơn hết là loại thực phẩm rất thích hợp với những người bị phong thấp nói chung và bệnh gout nói riêng.
+ Cũng như các loại thực phẩm trên, đây cũng là loại rau kiềm tính, nhiều nước mà lại không có nhân purin.
Khoai tây:
Các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh gút ăn khoai tây, bởi vì trong thành phần hóa học của khoai tây hầu như không hề có nhân purin.
Bí đỏ:
+ Đừng lầm tưởng rằng ăn bí đỏ sẽ làm bệnh trở lên nên nghiêm trọng hơn, bởi đây là loại quả tính ấm, vị ngọt, mà công dụng của nó lại là bổ trung ích khí, cho nên tác dụng giảm mỡ máu của bí đỏ cực lớn.
+ Những thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân gút đều là những loại thực phẩm kiềm tính, không chứa nhân purin, và bí đỏ không phải ngoại lệ, đây là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, cùng các bệnh lí liên quân như rối loạn lipid máu, hay là hạ đường huyết, béo phì, đặc biệt là tăng acid uric trong máu.
Bí xanh:
+ Các loại bí đều có tấc dụng tốt với người bệnh gút, bởi đây là thực phẩm tính mát, vị ngọt đạm. Đã từ lâu, Đông y luôn coi bí xanh là thuốc chữa bệnh, là thực phẩm đã được dân gian dùng với mục đích để thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc cơ thể và giảm béo.
+ Đây chính là loại thực phẩm kiềm tính như các loại trên. Ngoài ra bạn có thể dùng để nấu canh, xào nấu, bởi vì nó có nhiều nước mà nó lại chứa rất ít nhân purin, vậy nên có khả năng thanh thải bớt đi các các acid uric qua đường tiết niệu khá là hiệu quả.
Nguyễn Thu Hiền
" alt=""/>Các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút
![]() |
Nguyên liệu
![]() |
Để làm sữa chua lá dứa rất đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
180g sữa đặc
700ml sữa tươi không đường
1 hộp sữa chua cái
1 nắm lá dứa (màu sữa chua đậm hay nhạt sẽ phụ thuộc vào khối lượng lá dứa bạn xay ra làm nước cốt)
Cách làm
![]() |
Lá dứa rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với 200ml nước. Sau đó bạn lấy ra 200ml nước cốt lá dứa.
![]() |
Cho sữa tươi vào nồi, đặt lên bếp đun, khi sữa vừa lăn tăn thì tắt bếp đi.
![]() |
Đổ sữa đặc vào hoà tan hoàn toàn.
![]() |
Thêm nước lá dứa khuấy đều lên.
![]() |
Cho sữa chua cái vào, khuấy đều cho sữa chua cái tan ra.
![]() |
Chuẩn bị sẵn lọ đựng sữa chua, rửa sạch để khô hoàn toàn. Múc sữa chua vào từng hũ. Yêu cầu công đoạn này làm nhanh để sữa chua vẫn còn ấm.
![]() |
Xếp một miếng vải hoặc áo bỏ đi loại dày vào 1 thùng xốp, xếp sữa chua vào trong, phủ tiếp 1 lớp vải lên trên, sau đó đậy nắp hộp lại. Ủ sữa chua khoảng 8 tiếng. Mình để từ 9h tối tới 5h sáng hôm sau.
![]() |
Khi hết thời gian ủ, lấy ra nghiên hộp sữa chua không thấy đổ ra là được.
![]() |
Cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh trữ lạnh trước khi dùng.
![]() |
Thành phẩm:
Bỏ qua những món sữa chua thông thường hãy làm ngay sữa chua lá dứa nhé bạn sẽ thấy thật bất ngờ vì vị ngon tuyệt đối của nó đấy. Ly sữa chua với màu xanh dịu nhẹ mát mắt. Vị sữa chua quyện với vị lá dứa thanh mát vô cùng. Bạn sẽ có cảm giác như món sữa chua này chẳng còn vị ngậy mà khiến nhiều người thấy “ngán” nữa.
(Theo Tri thức trẻ)
" alt=""/>Làm sữa chua kiểu này đảm bảo ai ăn cũng mê mẩn!Dấu hiệu trẻ bị bệnh sởi và cách điều trị
Để trẻ nhỏ không ‘‘dính’’ bệnh sởi
Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh.
Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như sau:
Những biến chứng thường gặp
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng điều đáng sợ nhất của sởi không phải là ban mà là các biến chứng. Những biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…
Biến chứng đường hô hấp
Viêm thanh quản
Giai đoạn sớm, là do virus sởi: Xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.
Giai đoạn muộn: Do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: Sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
Viêm phế quản
Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X-quang có hình ảnh viêm phế quản.
Viêm phế quản - phổi
Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. Xquang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Biến chứng thần kinh
Viêm não - màng não - tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có một trẻ bị viêm não. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót
Viêm màng não: Có thể viêm màng não thanh dịch do virus sởi hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van bogaert): Hay gặp ở tuổi 2 - 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này cho thấy virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến bán cấp từ vài tháng đến một năm. Bệnh nhân tử vong trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.
Biến chứng đường tiêu hóa: Thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, cam mã tấu… Tiêu chảy cũng thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virus thông thường.
Viêm loét giác mạc: Có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Ở trẻ em châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Bệnh sởi có những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy cần điều trị và xử lý bệnh kịp thời.
Nguyễn Thu Hiền
" alt=""/>Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi